Khẩn trương xây dựng chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập (16/11/2021)
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Tính đến cuối năm học 2020-2021 (tháng 5/2021), toàn quốc có 19.312 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (3.299 trường, 16.013 cơ sở độc lập) với hơn 90.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chăm sóc, dạy dỗ cho 1,2 triệu trẻ em. Tỉ lệ trường ngoài công lập và huy động trẻ em ngoài công lập chiếm gần 22,3% tổng số trường và trẻ em mầm non.
Ngành giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất của dịch bệnh COVID-19, nhất là cấp học giáo dục mầm non. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không có doanh thu trong thời gian dài do không có nguồn thu từ học phí, trong khi đó vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, mặt bằng, hỗ trợ chi trả tiền lương cho nhân viên trực trường, một phần lương cho giáo viên để ổn định cuộc sống và giữ chân khi mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không thể trả lương cho người lao động; đời sống giáo viên hết sức khó khăn, phải chuyển sang các công việc khác.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Hiện nay, các đơn vị và người lao động hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập đã được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ hỗ chung của Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tiếp tục đối mặt với nguy cơ thiếu giáo viên, cơ sở vật chất xuống cấp, không có kinh phí để duy trì hoạt động, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thậm chí bị giải thể... Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục mầm non và kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành cho rằng việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập là cần thiết nhằm giảm bớt khó khăn cho các giáo viên mầm non ngoài công lập; đồng thời gíup các cơ sở giáo dục mầm non "giữ chân" giáo viên khi mở cửa trở lại. Một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm đối tượng giáo viên tiểu học ngoài công lập (tư thục, dân lập) vào diện hỗ trợ.
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐTB&XH để xây dựng dự thảo nghị quyết về hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập trình Chính phủ trong tuần tới, trên tinh thần ưu tiên cho giáo dục nhưng phải bảo đảm cân đối, hài hòa với các đối tượng khó khăn khác; khuyến khích người lao động trong các cơ sở mầm non ngoài công lập tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ cho cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập về cơ sở vật chất; miễn, giảm thuế; vay vốn ưu đãi… sẽ được đưa vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội./.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân phải được tiến hành thường xuyên
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
- Khắc phục triệt để hạn chế, yếu kém về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em
- Câu lạc bộ dưỡng sinh-thể dục thể thao là sân chơi bổ ích, đam mê của NCT
- Người cao tuổi là tấm gương sáng cho con cháu và thế hệ trẻ
- Các ca bệnh COVID-19 định nghĩa thế nào?
- Công điện của Thủ tướng về sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
- Phấn đấu đến 2025, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế cần đãi ngộ đặc biệt